03/12/2017
Ngày 01/12/2017, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với Hiệp hội các DN ngành Công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội (Hansiba) tổ chức Hội nghị giới thiệu cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) của Chính phủ; tổ chức kết nối giữa các doanh nghiệp FDI và DN ngành CNHT trên địa bàn thành phố.
Với nhiệm vụ nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, gia tăng giá trị và sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp, đây là ngành công nghiệp quan trọng là cơ sở, nền tảng để xây dựng, phát triển nền công nghiệp hiện đại bền vững và thưc hiện công nghiệp hóa của mọi quốc gia. Thời gian qua Đảng, Nhà nước và Quốc hội quan tâm chỉ đạo việc chú trọng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam nhằm góp phần đưa đất nước cơ bản trở thành nước công nghiệp vào những năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Quỳnh Vân, Trưởng phòng Quản lý Công nghiệp (Sở Công Thương Hà Nội) cho biết, việc phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2020, định hướng 2025 của Chính phủ thì đến năm 2020 Hà Nội sẽ có khoảng 900 doanh nghiệp chuyên sâu về công nghiệp hỗ trợ. Trong đó có 40% doanh nghiệp có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt chuẩn quốc tế. Đồng thời hàng năm UBND TP sẽ tập trung hỗ trợ cho các DN, kết nối các DN Việt Nam với các DN nước ngoài. Thu hút, kêu gọi các DN đầu tư vào CNHT. Hỗ trợ DN Việt Nam trong việc quản lý, quản trị quốc tế, phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng chuyển giao công nghệ. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư để tạo điều kiện phát triển cho các DN CNHT.
Bà Nguyễn Thị Quỳnh Vân nhấn mạnh đối với Tp Hà Nội trong những năm qua, việc phát triển CNHT đã được đề xuất trở thành mục tiêu quan trọng, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay.
Dựa theo số liệu thống kê của Hansiba, tình hình sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của các doanh nghiệp Việt Nam thuộc các ngành như sau: ngành chế tạo ô tô tỷ lệ nội địa hóa khoảng 5-20%; ngành điện tử nội địa hóa khoảng 5-10%; da giày nội địa hóa khoảng 30%; dệt may nội địa hóa đạt khoảng 30%; công nghiệp hỗ trợ cho công nghệ cao khoảng 1-2%; cơ khí chế tạo khác nội địa hóa khoảng 15-20%.
Trên tinh thần tham mưu và chia sẻ, các doanh nghiệp kiến nghị nhà nước và thành phố Hà Nội xem xét có thêm các chương trình xúc tiến cũng như kết nối giao thương bằng các chương trình cụ thể thông qua sở, ban, ngành hoặc hiệp hội. Trong đó các cơ quan thuộc chính quyền sẽ vừa là cầu nối vừa là cơ quan giám sát việc thực hiện kết nối này.
Theo Tapchicongthuong.vn
Tin mới nhất
Mời doanh nghiệp tham gia “Triển lãm Thương mại quốc tế Uttar Pradesh (UPITS) 2024”
Thông báo về việc tổ chức các khóa đào tạo để trở thành chuyên gia FTA thế hệ mới
IPC1 Tổ chức Tọa đàm về giải pháp phát triển ngành dệt may tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Ngành Công Thương Ninh Bình: Vượt thách thức, giữ vững vai trò đầu tàu phát triển KT-XH
Nghệ An: Khuyến công giúp đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn
Vĩnh Phúc: Khuyến công thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển
Thông báo: Về việc cung cấp báo giá chi tiết dịch vụ tổ chức Hội chợ triển lãm 2024
Hội nghị Sơ kết công tác Đảng 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm6 tháng cuối năm 2024 của Cục Công Thương địa phương
Thông báo Về việc đăng ký tham gia Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024