Cải tiến năng suất nhờ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến
Ngành công nghiệp Dệt may là một ngành có truyền thống lâu đời ở Việt Nam và đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế và xã hội ở Việt Nam. Để bắt kịp với xu hướng thị trường thì bản thân mỗi doanh nghiệp phải đổi mới và tự trang bị cho mình những máy móc, công cụ tối ưu nhất để phục vụ sản xuất. Chính vì thế, việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị kịp thời và phù hợp là đòi hỏi tất yếu của doanh nghiệp mới có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Hợp tác xã Dịch vụ sản xuất nông nghiệp Phương Bắc, đầu tư xưởng sản xuất tại thôn Dân Chủ, xã Đội Bình, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, sản phẩm chính của Hợp tác xã hiện nay là lều, bạt đi động xuất khẩu, túi siêu thị,…. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, đa dạng mẫu mã sản phẩm, Hợp tác xã đã xây dựng kế hoạch mua sắm thêm một số thiết bị hiện đại để đẩy nhanh tốc độ sản xuất, nâng cao năng suất lao động và đáp ứng tiến độ sản xuất từng đơn hàng. Năm 2020 được sự hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia Hợp tác xã đã đầu tư mua sắm một số máy móc thiết bị mới như máy may 1 kim điện tử Jack; máy may 2 kim Brother máy di bọ điện tử Brother; máy cào bơi điện tử Sakura; máy lập trình may quai túi khổ 4x6mm và một số thiết bị khác vào quá trình sản xuất.
Những thiết bị mới đi vào hoạt động đã khắc phục được những hạn chế về năng suất, chất lượng sản phẩm so với hệ thống máy cũ, qua đó nâng cao năng lực sản xuất, tăng thêm uy tín, thương hiệu của công ty trên thị trường, gia tăng được các đơn hàng có giá trị cao, tạo được nhiều công ăn việc làm, thu nhập cho lao động cũng như đẩy mạnh được sự phát triển bền vững cho Hợp tác xã. Từ nguồn kinh phí hỗ trợ của khuyến công là động lực để Hợp tác xã tập trung cải tiến kỹ thuật, đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị công nghệ tiên tiến, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cũng như đa dạng hóa các sản phẩm để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Từ hiệu quả của chương trình trong thời gian tới Hợp tác xã sẽ tiếp tục đầu tư thêm hệ thống máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị công nghệ đối với mỗi doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí, năng suất tăng cùng với đó là chất lượng sản phẩm sản xuất ra cũng tăng lên, có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường cả về chất lượng sản phẩm cũng như mẫu mã, chủng loại. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm kết hợp với hạ giá bán sẽ làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, điều này càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang có những thay đổi theo chiều hướng hội nhập sâu rộng với các thị trường trên thế giới.
Thực hiện: Kim Thanh
Ảnh: Văn Đốc
Tin mới nhất
Mời doanh nghiệp tham gia “Triển lãm Thương mại quốc tế Uttar Pradesh (UPITS) 2024”
Thông báo về việc tổ chức các khóa đào tạo để trở thành chuyên gia FTA thế hệ mới
IPC1 Tổ chức Tọa đàm về giải pháp phát triển ngành dệt may tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Ngành Công Thương Ninh Bình: Vượt thách thức, giữ vững vai trò đầu tàu phát triển KT-XH
Nghệ An: Khuyến công giúp đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn
Vĩnh Phúc: Khuyến công thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển
Thông báo: Về việc cung cấp báo giá chi tiết dịch vụ tổ chức Hội chợ triển lãm 2024
Hội nghị Sơ kết công tác Đảng 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm6 tháng cuối năm 2024 của Cục Công Thương địa phương
Thông báo Về việc đăng ký tham gia Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024