Bảo vệ môi trường cụm công nghiệp: Lỏng lẻo, thiếu hiệu quả
Do thiếu nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, ý thức về bảo vệ môi trường (BVMT) của các cơ sở sản xuất còn hạn chế, công tác BVMT tại các cụm công nghiệp (CCN) đang rất lỏng lẻo và không hiệu quả.
Theo quy định, mỗi CCN đi vào hoạt động đều phải làm thủ tục, hồ sơ về môi trường nhưng đến thời điểm hiện tại, chỉ 40% số CCN đã đi vào hoạt động được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐGTĐMT) hoặc đề án BVMT. Như vậy, còn khoảng 60% số CCN đã đi vào hoạt động chưa hoàn thiện báo cáo ĐGTĐMT; đồng nghĩa việc chưa có các biện pháp BVMT theo quy định của pháp luật.
Ảnh minh họa
Hiện cả nước chỉ có 18,7% số CCN đang hoạt động có khu tập kết chất thải rắn; 23,2% CCN tách riêng hệ thống thu gom nước thải và nước mưa; đa số các CCN đều không có cán bộ chuyên trách về môi trường.
Tại Hội thảo “Giải pháp BVMT, phát triển bền vững các CCN” tổ chức mới đây, đại diện Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) thừa nhận: Hệ thống văn bản chính sách quy định về BVMT CCN khá hoàn chỉnh nhưng công tác thực hiện chưa đạt hiệu quả.
Về nguyên nhân của tình trạng trên, theo đại diện Cục Công Thương địa phương, hoạt động thu gom, xử lý rác thải, nước thải của các cơ sở sản xuất trong CCN không đúng quy định; không đóng thuế môi trường… Một số CCN có cán bộ vận hành hệ thống xử lý nước thải, khí thải nhưng không có chuyên môn, không xử lý được tình huống kịp thời khi hệ thống gặp sự cố.
Cùng với đó, phần lớn các CCN có chủ đầu tư là đơn vị nhà nước, nguồn vốn xã hội hóa đầu tư cho hoạt động BVMT còn thấp, rất khó để đầu tư xây dựng và vận hành các hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Đại diện Cục Công Thương địa phương cho rằng: BVMT CCN là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều bộ, ngành, do đó cần có sự hợp lực của nhiều cơ quan và thực hiện đồng bộ các giải pháp.
Về mặt thể chế, cần hoàn thiện khung pháp lý về BVMT của các CCN, bổ sung Pháp lệnh phí và lệ phí về một số quy định liên quan đến BVMT; ban hành Luật Xử lý vi phạm hành chính theo hướng có chế tài đủ mạnh và khả thi. UBND các tỉnh, thành phố xây dựng, thực hiện cơ chế phối hợp giữa các sở, ngành, chính quyền địa phương các cấp trong việc quản lý môi trường và công tác thanh tra, kiểm tra đối với các CCN.
Chính phủ phân công rõ đầu mối quản lý và tổ chức thực hiện cơ chế phối hợp giữa các bộ, cơ quan liên quan trong quản lý môi trường; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bằng các biện pháp kinh tế, hành chính và hình sự. Đa dạng hóa nguồn vốn, hình thức đầu tư và xã hội hóa các hoạt động BVMT.
Theo Báo Công Thương điện tử
Tin mới nhất
Mời doanh nghiệp tham gia “Triển lãm Thương mại quốc tế Uttar Pradesh (UPITS) 2024”
Thông báo về việc tổ chức các khóa đào tạo để trở thành chuyên gia FTA thế hệ mới
IPC1 Tổ chức Tọa đàm về giải pháp phát triển ngành dệt may tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Ngành Công Thương Ninh Bình: Vượt thách thức, giữ vững vai trò đầu tàu phát triển KT-XH
Nghệ An: Khuyến công giúp đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn
Vĩnh Phúc: Khuyến công thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển
Thông báo: Về việc cung cấp báo giá chi tiết dịch vụ tổ chức Hội chợ triển lãm 2024
Hội nghị Sơ kết công tác Đảng 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm6 tháng cuối năm 2024 của Cục Công Thương địa phương
Thông báo Về việc đăng ký tham gia Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024