Phát triển sản phẩm Công nghiệp nông thôn: Cần sự chung tay của cả cộng đồng
Việc khuyến khích, phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm thúc đẩy CNNT phát triển, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống và thu nhập cho người dân nông thôn. Tuy nhiên, để hoạt động này hiệu quả rất cần sự chung tay của cơ quan chức năng, cơ sở sản xuất và người tiêu dùng.
Hiện cả nước có hàng trăm sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp khu vực và quốc gia được công nhận. Đây là những sản phẩm CNNT có chất lượng tốt, một số mang hàm lượng văn hóa cao và được đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng.
Cơ sở sản xuất CNNT rất cần sự hỗ trợ từ chính sách
Để tạo thuận lợi cho phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu, những năm qua, Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) và các chương trình khuyến công do các Sở Công Thương địa phương tổ chức đã có nhiều hoạt động thiết thực, thúc đẩy CNNT phát triển. Điển hình như tại tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2016-2020, tỉnh đã đầu tư trên 8.533 tỷ đồng thực hiện chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh, trong đó kinh phí khuyến công địa phương là 5.836 tỷ đồng, còn lại nguồn kinh phí khuyến công quốc gia. Đặc biệt, thông qua Chương trình phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu, tỉnh đã bình chọn được 40 sản phẩm đạt sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh, 20 sản phẩm đạt cấp khu vực và 4 sản phẩm đạt cấp quốc gia. Qua đó tôn vinh những sản phẩm có chất lượng, uy tín, giá trị và tiềm năng, góp phần vào sự phát triển công nghiệp tại địa phương.
Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều địa phương, các sản phẩm CNNT tiêu biểu vẫn còn yếu từ khâu sản xuất tới kinh doanh, nhất là công tác mở rộng thị trường, xúc tiến quảng bá sản phẩm còn nhiều hạn chế. Mặc dù đã được các cơ quan chức năng cấp trung ương và địa phương hỗ trợ kết nối với các siêu thị, trung tâm thương mại, thậm chí cả xuất khẩu, nhưng nhiều sản phẩm CNNT tiêu biểu vẫn khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm.
Nguyên nhân của vấn đề này có rất nhiều, nhưng chủ yếu là quy mô của các cơ sở sản xuất CNNT nhỏ lẻ, thiếu về vốn, công nghệ nên không đáp ứng được những đơn hàng lớn và thường xuyên, liên tục. Cùng với đó, vấn đề an toàn thực phẩm tại nhiều cơ sở sản xuất CNNT cũng chưa thực sự được chú trọng, chưa kể vấn nạn hàng giả, hàng nhái ảnh hưởng không nhỏ đến thương hiệu, uy tín của các cơ sở sản xuất sản phẩm CNNT.
Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương về vấn nạn hàng giả, hàng nhái tại các làng nghề, đại diện một cơ sở sản xuất CNNT tại làng nghề Bát Tràng (Hà Nội) cho biết, sản phẩm vừa làm ra đã bị đánh cắp thương hiệu, làm giả, làm nhái và bán ra thị trường với giá rẻ hơn đến vài chục phần trăm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu, mà còn khiến cho các cơ sở sản xuất CNNT không muốn đầu tư công nghệ, sáng tạo những mẫu mã sản phẩm mới, từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của sản phẩm.
Trên thực tế, để phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu, thời gian qua, bên cạnh những chính sách tạo thuận lợi cho các cơ sở CNNT, hoạt động bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cũng được tiến hành hàng năm ở cả cấp quốc gia, cấp khu vực và nhiều địa phương trên cả nước. Mục đích của việc bình chọn là nhằm phát hiện, tôn vinh các sản phẩm có chất lượng, có giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước, từ đó có kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất và xúc tiến thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển CNNT.
Tuy vậy, để tăng hiệu quả của các chương trình phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu, các chuyên gia cho rằng, cần có sự chung tay của cả cộng đồng, đó là cơ quan chức năng, cơ sở sản xuất và người tiêu dùng. Trong đó, chủ thể quan trọng nhất vẫn là cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương. Bên cạnh đưa ra các chương trình tư vấn, đào tạo, thiết kế, hỗ trợ tìm đầu ra cho sản phẩm, cơ quan chức năng cần đưa ra những chính sách tạo thuận lợi, hỗ trợ các cơ sở CNNT xây dựng, quảng bá thương hiệu, tiếp cận được với nguồn vốn ưu đãi…
Với các cơ sở sản xuất CNNT cũng cần chủ động nâng cao năng lực sản xuất bằng áp dụng công nghệ mới, chủ động tim kiếm thị trường tiêu thụ và đấu tranh với hàng giả để bảo vệ thương hiệu. Đặc biệt, các cơ sở CNNT cần chủ động liên kết với nhau nhằm tăng quy mô, tăng năng lực sản xuất đáp ứng tốt hơn những đơn hàng lớn, thường xuyên. Đối với người tiêu dùng, cần tìm đến những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nói không với những sản phẩm kém chất lượng, sản phẩm nhái nhãn hiệu…
Nhằm tạo thuận lợi cho phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu, các cơ quan chức năng cần mạnh tay hơn với vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng giả nhãn mác để bảo vệ những cơ sở CNNT làm ăn chân chính, người tiêu dùng và khuyến khích CNNT phát triển. |
Nguồn: https://congthuong.vn/
Tin mới nhất
Mời doanh nghiệp tham gia “Triển lãm Thương mại quốc tế Uttar Pradesh (UPITS) 2024”
Thông báo về việc tổ chức các khóa đào tạo để trở thành chuyên gia FTA thế hệ mới
IPC1 Tổ chức Tọa đàm về giải pháp phát triển ngành dệt may tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Ngành Công Thương Ninh Bình: Vượt thách thức, giữ vững vai trò đầu tàu phát triển KT-XH
Nghệ An: Khuyến công giúp đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn
Vĩnh Phúc: Khuyến công thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển
Thông báo: Về việc cung cấp báo giá chi tiết dịch vụ tổ chức Hội chợ triển lãm 2024
Hội nghị Sơ kết công tác Đảng 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm6 tháng cuối năm 2024 của Cục Công Thương địa phương
Thông báo Về việc đăng ký tham gia Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024